Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

In chuyện cổ tích trên bộ chăn ga gối

Nhiều khách hàng có dịp ghé qua showroom Sentory nằm trên phố Hàm Long, Hoàn Kiếm, đã rất thích thú trước một loạt sản phẩm chăn ga gối làm từ chất liệu bông gạo, bông quả, tơ tằm tự nhiên. Những chất liệu tự nhiên này đặc biệt tốt cho sức khoẻ người sử dụng bởi đặc tính thoáng khí, dịu nhẹ cho làn da. Nét lạ của Sentory còn là những mẫu thêu lấy cảm hứng từ các nhân vật cổ tích, truyền thuyết, họa tiết hoa sen cổ, như muốn phả vào phòng ngủ mỗi gia đình nét đẹp văn hoá Việt Nam. Và để làm nên những ruột , vỏ chăn như thế, là cả một quy trình tỉ mẩn, công phu.



Cây gạo - loài cây có hoa đỏ rực tựa như đốm lửa tận trời cao, không chỉ mang đến cho chúng ta những bài thuốc quý, mà còn là nguyên liệu làm nên những chiếc tấm gối êm. Từ xưa, quả bông gạo trắng phau hái từ những cành cây khẳng khiu mà cao vút đó, được mẹ và bà mải miết ngồi tách hạt, nhồi làm ruột chăn ga gối, đã xua đi cái rét như căm của những ngày đông lạnh giá.

Nay, cũng ruột bông gạo vừa ấm, vừa êm, nhưng khoác lên mình nó là những vỏ gối, có họa tiết cổ tích tinh tế. Là quả thị vàng thơm trong câu chuyện về nàng Tấm. Là tình yêu đẹp, không phân biệt giai cấp của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Thế giới cổ tích giờ đây không chỉ xuất hiện trong những trang sách, lời ru thuở trước mà còn hiện diện ngay trong phòng ngủ mỗi gia đình, làm sống dậy những ký ức tuổi thơ tưởng chừng như đã lui vào dĩ vãng.



Để tạo nên ruột chăn bông quả, đầu tiên người ta sẽ dùng máy thủ công để tách bông và hạt. Khác với cán bằng máy, bông dễ bị nát, vỡ hạt. Cán bằng tay, tuy lâu nhưng bông sẽ không mất đi độ mềm, tơi và hạt còn nguyên như hạt đỗ đen. Làng nghề làm chăn cổ Du Đồng, Hà Nội là một trong những làng nghề ít ỏi còn sót lại còn cán bông, tách hạt thủ công.

Dây cung được làm từ tơ tằm, bôi qua sáp ong dùng để bật những sợi bông sau khi cán thành những tựa bông dài, mịn như nhung. Tùy vào kích cỡ của chăn ga mà người ta lắp khung.

Một người thợ làm chăn cho biết, trước khi rải, bông phải bật thêm một lần nữa để thêm tươi, xốp. Sau đó, bông sẽ được là bằng tấm gỗ da để nó cuốn vào sợi chỉ tạo thành ruột chăn. Lúc này “bộ mặt” của chăn sắp được hình thành. Để là hết bề mặt của ruột chăn, người thợ phải đứng ở hai đầu và rướn thân mình hết cỡ. Vì thế, kích thước chăn càng lớn bao nhiêu, càng khó thực hiện bấy nhiêu.

Sau khi gỡ khung ra, chăn sẽ được là bằng máy cho thật phẳng, chắc trước khi đem đi đóng gói. Chăn được làm theo phương pháp thủ công như thế này, hàng chục năm sau mới phải bật lại.

Sau khi ruột chăn được hoàn thành, là đến khâu vỏ chăn. Thợ đang cần mẫn thêu họa tiết trang trí lên vỏ. Họa tiết đẹp, có hồn là do sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay khéo léo của người thợ và gu thẩm mỹ tinh tế của người họa sĩ.




Ngoài những họa tiết, hoa văn đã quen thuộc, thì thị trường chăn ga gối năm nay sẽ xuất hiện những họa tiết, mẫu thêu cổ tích dân gian. Trong ảnh là họa tiết lấy cảm hứng từ nhân vật nàng Tấm trong truyện Tấm Cám. Thế giới cổ tích nay không chỉ xuất hiện trong những trang sách, câu chuyện ngụ ngôn thuở nào mà còn ngay trong chính phòng ngủ của mỗi gia đình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét